Quy hoạch điện VIII được phê duyệt với nhiều quy định mới

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) được phê duyệt với điểm nhấn, gồm 4 điều, trong đó có 6 mục lớn đề cập nhiều qui định mới.

Ngày 15/5/2023, Chính phủ đã đã ban hành Quyết định số 500/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

Phát triển năng lượng tái tạo là một trong điểm nhấn của quy hoạch. Ảnh: Khắc KiênPhát triển năng lượng tái tạo là một trong điểm nhấn của quy hoạch. Ảnh: Khắc Kiên

Quyết định phê duyệt Quy hoạch điện VIII gồm 4 điều. Trong đó, có điều 1 gồm 6 mục lớn quy định các vấn đề: Phạm vi, ranh giới quy hoạch; Quan điểm, mục tiêu phát triển; Phương án phát triển điện lực quốc gia; Định hướng bố trí sử dụng đất cho phát triển các công trình điện lực và các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo tồn sinh thái, cảnh quan, di tích; Danh mục các dự án quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành điện và thứ tự ưu tiên thực hiện; các giải pháp, nguồn lực thực hiện Quy hoạch.

Tại Quyết định, Thủ tướng Chính phủ cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho Bộ Công Thương, các bộ, ngành, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương; Các tập đoàn năng lượng Nhà nước như EVN, PVN, TKV trong việc tổ chức thực hiện.

Theo đó, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu trong Hồ sơ quy hoạch, bảo đảm thống nhất với nội dung của Quyết định; Tổ chức công bố quy hoạch theo quy định và triển khai thực hiện Quyết định gắn với chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật, xây dựng Kế hoạch thực hiện quy hoạch để triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; Tổ chức đánh giá thực hiện quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch.

Dự án Nhà máy điện gió Tân Thuận của EVN đã đi vào hoạt động.Dự án Nhà máy điện gió Tân Thuận của EVN đã đi vào hoạt động.

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hoàn thiện xây dựng và trình Chính phủ Luật Điện lực sửa đổi và Luật về năng lượng tái tạo để trình Quốc hội trong năm 2024. Trình Chính phủ ban hành các chính sách về mua bán điện trực tiếp.

Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương tiếp tục làm việc với các chủ đầu tư, rà soát kỹ các quy định của pháp luật, các cam kết, thỏa thuận giữa các bên để xử lý dứt điểm các dự án đang gặp khó khăn trong triển khai, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền.

Quan điểm phát triển của Quy hoạch Điện VIII hướng tới nguồn điện và lưới điện truyền tải ở cấp điện áp từ 220kV trở lên, công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo, năng lượng mới trên lãnh thổ Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bao gồm cả các công trình liên kết lưới điện với các quốc gia láng giềng.

Quy hoạch được xây dựng với quan điểm phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển ngành năng lượng Việt Nam của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các cam kết quốc tế.

Với quan điểm điện là ngành hạ tầng quan trọng, vì vậy phát triển điện lực phải đi trước một bước tạo nền tảng thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, nâng cao đời sống của Nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Công nhận truyền tải điện Thanh Hóa kiểm tra kỹ thuật đảm bảo điện mùa năng 2023. Ảnh: Khắc KiênCông nhận truyền tải điện Thanh Hóa kiểm tra kỹ thuật đảm bảo điện mùa năng 2023. Ảnh: Khắc Kiên

Quy hoạch phát triển điện phải có tầm nhìn dài hạn, hiệu qủa, bền vững và đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết trước hết. Phát triển điện lực theo nguyên tắc tối ưu tổng thể các yếu tố về nguồn điện, truyền tải điện, phân phối điện, sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, có lộ trình phù hợp đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường và chuyển đổi mô hình kinh tế, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia với chi phí thấp nhất.

Quy hoạch phát triển điện phải dựa trên cơ sở khoa học, có tính kế thừa, mang tính động và mở nhưng không hợp thức hóa những sai phạm. Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước, kết hợp với xuất, nhập khẩu hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.

Sưu tầm: Nguyễn Văn Hùng - P2

Nguồn: Quy hoạch điện VIII được phê duyệt với nhiều quy định mới (https://kinhtedothi.vn/)