“Hiện tượng phóng điện cục bộ (PD) là sự phá hủy điện môi xảy ra trong một phần nhỏ của hệ thống cách điện rắn hoặc lỏng dưới tác động của ứng suất điện áp cao. PD thường xảy ra trước sự cố phá hủy cách điện hoàn toàn – nguyên nhân gây ra chi phí sửa chữa lớn và có thể gây mất điện dài hạn. Kết quả đo PD là một chỉ tiêu chính giúp đánh giá chất lượng của các thiết bị điện cao áp như cáp lực, máy biến áp lực, máy điện quay và GIS. Trong hội thảo kỹ thuật này, các lý thuyết cơ bản và kỹ thuật thử nghiệm PD mới nhất sẽ được giới thiệu. Người tham dự cũng sẽ được tìm hiểu cách mà hệ thống giám sát PD có thể giúp tối ưu hóa các chiến lược bảo dưỡng”.
Những nội dung trọng tâm sẽ được trình bày trong 2 ngày hội thảo lần này bao gồm:
- Giới thiệu về phóng điện cục bộ (PD)
- Kỹ thuật thí nghiệm PD mới nhất
- Bảo dưỡng dựa trên tình trạng với hệ thống
- Giám sát & chẩn đoán PD cho máy biến áp lực
- Giám sát & chẩn đoán PD cho máy điện quay
- Hệ thống giám sát PD
- Thực hành: Phép đo PD trên vật liệu cách điện – Phép đo PD đồng bộ 3 pha với 3PARD – Đo và giám sát PD cho cuộn stator.
Các chuyên gia, diễn giả đến từ Đức, Sigapo:
Mr. Patrick Zander đến từ OMICRON Energy Solutions GmbH, Berlin, CHLB Đức
Mr. Seokhoon Hong hiện đang giữ vị trí Giám đốc kinh doanh khu vực và Giám đốc công trường tại OMICRON Technologies Singapore Pte. Ltd.
Mr. Hinson Lam nhận bằng cử nhân ngành kỹ thuật điện tại Đại học Royal Melbourne Institute of Technology (RMIT).
Đến tham dự hội thảo là các chuyên viên, cán bộ kỹ thuật đến từ các Công ty điện lực lớn, các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, Tổng công ty truyền tải điện, các đơn vị Thí nghiệm, dịch vụ kỹ thuật trong và ngoài ngành điện,…. Trong đó có phòng kỹ thuật của EVNCHP !

Hình 1. Khai mạc buổi hội thảo.
Hội thảo đã truyền đạt cho người tham dự nắm bắt được kỹ thuật, công nghệ đo phóng điện cục bộ theo công nghệ của hãng OMICRON để ứng dụng cho các thiết bị điện khác nhau trong hệ thống điện.

Hình 2. Diễn giả đang trình bày phương pháp đo phóng điện cục bộ.

Hình 3. Trình bày sơ đồ đo.
Hình 4. Trình bày hệ thống giám sát, cảnh báo mức phóng điện cục bộ (PD) liên tục (Online) cho một máy phát điện thực tế.

Hình 5. Bố trí thiết bị đo tại một máy phát điện đã lắp HT giám sát PD Online.

Hình 6. Một số dạng hư hỏng phát hiện được.
Ưu điểm của giải pháp chẩn đoán này là không ảnh hưởng đến cách điện chính của thiết bị, có thể thí nghiệm ở trạng thái cắt điện (OFFLINE) hoặc đang mang điện (ONLINE). Cho phép xác định được vị trí có khả năng hư hỏng để sửa chữa. Trên cơ sở các dữ liệu thí nghiệm đánh giá thu thập được, giúp đơn vị quản lý đề ra các chiến lược / kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa phù hợp, tránh lãng phí hoặc để xảy ra các hư hỏng nghiệm trọng các thiết bị, gây gián đoạn vận hành lâu dài và các tổn thất dây chuyền.

Hình 7. Các chiến lược bảo dưỡng phòng ngừa trên cơ sở kết quả thí nghiệm.

Hình 8. Hướng dẫn sử dụng thiết bị chẩn đoán PD (Demo) từ xa.
Việc hướng dẫn chi tiết, cụ thể, giúp cho người tham dự hội thảo nắm bắt được cách thức lắp đặt, bố trí , kết nối các thiết bị, cảm biến, cách thu nhận tìn hiệu phục vụ phân tích, đánh giá dữ liệu, kết luận tình trạng chất lượng thiết bị điện.
Cuối hội thảo, các vấn đề thắc mắc của các cá nhân, đơn vị tham gia hội thảo đã được các chuyên gia của OMICRON giải đáp rõ ràng, đầy đủ.

Hình 9.Các chuyên gia của hãng OMICRON giải đáp các câu hỏi của người tham dự hội thảo.
Ngoài việc giới thiệu công nghệ, phương pháp chẩn đoán phóng điện cục bộ trên các thiết bị điện, người tham dự hội thảo còn được xem xét các thiết bị thí nghiệm, chẩn đoán đang ứng dụng trên thị trường thí nghiệm hiện nay của hãng OMICRON.

Hình 10. Giới thiệu các thiết bị thí nghiệm của hãng OMICRON.
Buổi hội thảo còn là dịp để các bộ phận / đơn vị quản lý kỹ thuật, cung cấp dịch vụ thí nghiệm của các đơn vị gặp gỡ, tìm hiểu thông tin về trang bị kỹ thuật, kinh nghiệm thí nghiệm, chẩn đoán, đánh giá chất lượng thiết bị, phục vụ sửa chữa, khắc phục sự cố,v.v….
Các đơn vị đã trang bị hệ thống giám sát phóng điện cụ bộ Online như Phú Mỹ, nhà máy thủy điện Đồng Nai 4, PC Đắk Lắk
… Các đơn vị đã trang bị thiết bị thí nghiệm lưu động như Tổng CTĐL Hà Nội, CT cổ phần cơ điện – Điện lực Đồng Nai,Các CT thí nghiệm điện, Công ty Lưới điện cao thế miền Trung, TT dịch vụ A Vương,… đều đã trải nghiệm thực tế và có một số kinh nghiệm thực tế để học hỏi, trao đổi lẫn nhau.

Hình 11. Công nhân lấy tín hiệu PD trên máy biến thế đang mang điện.
Tại TBA 110kV Cư Jút (Đắk Nông) xảy ra các hiện tượng bất thường nên Công ty Lưới điện cao thế miền Trung đã giao cho Xí nghiệp sửa chữa - Thí nghiệm tiến hành kiểm tra giám sát phóng điện cục bộ tại TBA 110kV Cư Jút bằng công nghệ PD Testing.

Hình 12. Đội Quản lý vận hành lưới điện cao thế Đắk Lắk kiểm tra phóng điện cục bộ tủ 22kV tại TBA 110kV Ea H’leo.

Hình 13. Hệ thống giám sát PD Online cuộn dây Stato NMTĐ Đồng Nai 4.

Hình 14.Cảm biến của hệ thống giám sát PD Online cuộn dây Stato NMTĐ Đồng Nai 4.
Cuộc hội thảo 2 ngày đã cung cấp cho người tham dự hội thảo những kiến thức, hiểu biết cần thiết để thấy rõ những ưu điểm của phương pháp thí nghiệm chẩn đoán mới này, bổ sung giải pháp hiệu quả, phục vụ đắc lực cho việc đảm bảo kỹ thuật, độ tin cậy, an toàn vận hành hệ thống điện.
Về phía Công ty CPTĐ Miền Trung (EVNCHP), các thiết bị đã vận hành hơn 10 năm, trải qua một số “biến cố” khá nghiêm trọng, do đó việc ứng dụng những phương pháp sửa chữa bảo dưỡng hệ thống điện dựa trên tình trạng vận hành của thiết bị - CBM (bảo trì theo điều kiện) và ứng dụng công nghệ mới, thiết bị giám sát 24/7 hoặc thí nghiệm định kỳ tình trạng phóng điện cục bộ (PD) cho tủ điện và cáp ngầm trung thế. Áp dụng các công nghệ chẩn đoán, thử nghiệm thiết bị tiến tiến để tìm ra giá trị chỉ số sức khỏe của thiết bị (Condition Health Index - CHI), từ đó có quyết định sửa chữa và thời điểm thực hiện một cách phù hợp. Việc ứng dụng CBM sẽ góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cũng như tối ưu hóa các chi phí.
Người viết: Đỗ Việt Hùng.
Phòng kỹ thuật